TRỞ LẠI TRƯỜNG XƯA Tôi run rẩy bước lên cầu thang vắng Hành lang xưa hun hút bóng thân gầy Em đâu mất, áo dài bay giữa nắng Gió bỗng buồn, lặng ngắt dưới hàng cây Tôi trở lại đoạn đường xưa tới lớp Tuổi sáu mươi, năm tháng hững hờ trôi Khung trời đó vẫn xanh ngoài cửa chớp Tôi giật mình, bóng đổ một mình tôi Bàn học cũ phai rồi hình xưa khắc Bài thơ tình thuở ấy ngập ngừng yêu Vệt nắng quái vô tình như muốn nhắc Ánh mắt nhìn và tiếng trái tim kêu Tôi thơ thẩn giữa sân trường lặng lẽ Ngõ trúc vàng vơ vẩn nhớ ngày xưa Khi quay lại, bỗng thấy mình cô lẻ Quá khứ đầy, sao gọi mãi chẳng thưa? Em chắc hẳn tóc mây giờ điểm bạc Bước chân run, môi thiếu bớt nụ cười Tôi tiều tụy bởi đời nhiều lầm lạc Vẫn nghĩ rằng em mãi tuổi đôi mươi Bạn bè cũ bây chừ tan tác cả Đứa xanh rêu, thằng viễn xứ chim trời Tôi đứng lại giữa con đường lắm ngả Có ngả nào về lại tuổi rong chơi?
Bài đăng
Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2024
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
KHÓI BẾP Người ta nói vợ chồng lấy được nhau là phải có duyên có nợ. Duyên còn - nợ hết, thì ắt phải chia ly. Nếu còn duyên - còn nợ, thì có buông rồi cũng lại tìm về với nhau. Chị sinh ra ở một xóm nghèo thành phố. Khi chị 10 tuổi thì ba má bị tai nạn qua đời. Bà ngoại nấu xôi, lọ mọ ra đầu đường bán, nuôi đứa cháu côi cút ăn học. Tốt nghiệp Đại học, chị xin vào làm trong Thư viện của thành phố. Lương ít, bổng lộc chẳng có, hai bà cháu sống cho qua ngày đoạn tháng. Niềm vui duy nhất của cả hai là những cuốn sách, tờ báo chị mượn về mỗi ngày. Tính chị vốn trầm lặng, ít nói nên cũng chả quen biết ai. Ngoảnh đi ngoảnh lại chị đã 32 tuổi. Năm ngoái bà ngoại bệnh nặng, không qua khỏi. Trước khi nhắm mắt, nước mắt bà cứ chảy dài, vì thương cháu còn có một mình. Anh thì cao to, đen cháy, 35 tuổi chưa vợ, không phải vì anh không tốt, mà vì mẹ anh nổi tiếng khó tính ở quê. Bữa đó anh lên Sài Gòn đi dự đám cưới nhà bà con. Mượn xe máy người quen chạy không rành đường nên bị công an phạt. ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Chuyện cuộc sống để ngẫm: LÒNG NGƯỜI – HAI MẶT Ngày xưa, ở một ngôi làng nọ… Dưới cái nắng cháy da, một gã ăn mày rách rưới, nằm bất động trên đường. Bỗng một dòng nước mát lạnh, rưới chầm chậm vào đôi môi nứt nẻ của gã. Khi tỉnh lại, gã cảm động, bởi trước mặt là bà lão ân nhân với nụ cười hiền hậu. Từ đó, ngày hai buổi trước cổng làng, gã trở thành người phụ bà, bán nước sâm. Không chỉ được ăn uống đầy đủ, gã còn được nhận thêm một khoản tiền công. Gã hạnh phúc ngất ngây, vì đã thoát cảnh sống vật vờ, nay đây mai đó, bữa đói, bữa no. Thấy gã chăm chỉ, bà lão bắt đầu nghĩ đến việc truyền nghề cho gã. Mỗi ngày, bà thường gọi gã vào gian bếp, dặn dò: "Hai mươi loại cây này đều có công dụng riêng, khi kết hợp hài hòa sẽ tạo nên vị nước uống thanh mát, bổ dưỡng. Công thức này là bí quyết gia truyền của nhà ta, người ngoài, chưa ai học được…”. Nghe đến đây, gã khấp khởi mừng thầm trong bụng. Gã nhẩm tính đến số tiền công vừa tích cóp được. Gã quyết định ra mở một qu...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Truyện ngắn để ngẫm: VÒNG LUẨN QUẨN CỦA SỐ PHẬN Ngày giỗ bố tôi, mẹ đưa một đĩa xôi thịt vun đầy, dặn dò: “Con mang đi biếu thím Diên! Hoàn cảnh thím tội nghiệp lắm!”. Tôi vừa vào đến ngõ, hai con chó nhỏ xông ra, sủa nhị nhặng. Giọng một bà lão rề rà: - Ai đấy? Vào đi. Nhà không khóa cửa! Bao năm xa quê, nay tôi trở về, dường như ngôi nhà và mảnh vườn của thím Diên cũng không khác xưa là bao. Trong căn buồng lợp tôn thấp chủn, cái nóng xuyên qua lớp ván gỗ, hừng hực phả vào người. Tôi nhìn mãi vẫn không thể tin đó là thím Diên. Một bà cụ gầy trơ xương, hai chân teo tóp, đôi mắt chỉ còn một màu trắng đục. Ký ức đưa tôi trở về ngày xưa, khi thím Diên còn trẻ. Một người phụ nữ có gương mặt phúng phính, hay cười, cứ luôn tay, luôn chân với công việc đồng áng. Năm thím ngoài 50 tuổi, một sáng thức dậy, hai mắt thím đau nhức, ngứa ngáy, nước mắt cứ chảy ròng ròng. Càng ngày, thím Diên càng nhìn mọi thứ mờ mịt. Dù chạy chữa khắp nơi nhưng cuối cùng, thím vẫn khô...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Thế hệ Ba chưa chấm com, chấm nét Không ti-vi, cũng chẳng có điều hòa Không di động mà vẫn vui như Tết Đói nên lòng cứ thơm thảo đơm hoa Thế hệ ba tự chăm mình từ nhỏ Lên mười thôi làm mọi việc trong nhà Chuyện đồng áng, chuyện chăn trâu cắt cỏ Biết đỡ đần, không ỷ lại mẹ cha Thế hệ ba có bạn bè tri kỷ Không ảo như là trên mạng bây giờ Những tấm ảnh trắng đen mà trân quý Vẫn ngập tràn đầy ánh sáng tuổi thơ Thế hệ ba cứ tha hồ bay nhảy Đến nhà nhau chả cần phải lời mời Vào nhà ai cứ gặp gì ăn nấy Với bạn bè còn ngủ tráo đầu đuôi Thế hệ ba thân tình cùng sách vở Lấy anh hùng từ trong truyện làm gương Hiểu giá trị tinh thần dù gian khó Thần tượng bao quyển sách gối đầu giường. Thế hệ ba không bao giờ đàm tiếu Chuyện qua đường, chuyện thiên hạ riêng tư Từ tấm bé đã biết về đạo hiếu Mỗi một người tự học hỏi kinh thư. Thế hệ ba xa hoa không biết tới Nhưng trong lòng đầy trắc ẩn, vị tha Vẫn nuôi dưỡng con thành người mong đợi Biết yêu thương, biết gốc tích ông bà. Thế hệ ba chỉ là...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Có một ngày nào đó, bạn bỗng nhận ra mình đã già! Đó là khi bạn không còn hứng thú với những thứ lòe loẹt, những cảnh sắc rực rỡ, những nơi náo nhiệt và ồn ào thanh âm. Già, là khi bạn thức dậy lúc 4 giờ sáng, chỉ để nghe tiếng gà gáy ban mai và nằm đợi ánh bình minh lóe sáng sau rèm cửa… Già, là tối tối pha một ấm trà vừa đủ đặc, bật đài nghe những bài hát xưa cũ, đọc những cuốn sách cũ, chiêm nghiệm về cuộc đời, nửa gần nửa xa. Già, là khi bạn thích lang thang trên đường phố một mình, thích nhìn những bức tường loang lổ, những gốc cây rêu phong, những mái nhà cũ kỹ, thích những quán cổ, bàn ghế phủ bụi, không gian mốc thếch và mặt người trầm tư sau lớp sương thời gian. Già, là khi bạn thích cảm giác được yên tĩnh một mình, chỉ một mình chìm trong những hoài niệm. Dạo này, thường nhắc đến những chuyện cũ. Có lẽ bởi thời gian đã gấp quá rồi! Già, là khi bạn thấy mình ngày càng kiệm lời. Kiệm lời với chính bản thân, nhiều khi nghe tiếng nói của mình vang lên cũng giật mình. Già, l...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
SỐNG VỚI NHAU THẾ NÀO? Tôi hỏi đất: đất sống với nhau thế nào? Đất trả lời: chúng tôi làm nền móng cho nhau Tôi hỏi nước: nước sống với nhau thế nào? Nước trả lời: chúng tôi hoà lẫn vào nhau Tôi hỏi gió: gió sống với nhau thế nào? Gió trả lời: chúng tôi nâng cánh cho nhau Tôi hỏi mây: mây sống với nhau thế nào? Mây trả lời: chúng tôi tan biến vào nhau Tôi hỏi cỏ: cỏ sống với nhau thế nào? Cỏ trả lời: chúng tôi hoà quyện và réo rắt bên nhau Tôi hỏi cây: cây sống với nhau thế nào? Cây trả lời: chúng tôi che chở và leo quấn cho nhau Tôi hỏi người: người sống với nhau thế nào? Không ai trả lời Không ai trả lời, Không ai nói gì cả. Vì người còn đang bận giận hờn và chà đạp lên nhau, Vì người còn chôn chặt nụ cười và không cùng chia sẻ, Vì người còn nghi kị và mưu chước lẫn nhau, Vì người còn nặng nỗi thương đau, Vì người còn quên cách yêu nhau, Vì người còn chưa biết được rằng sự sống vốn rất mau... tàn lụi... Bốn yếu tố của tình yêu:Từ, Bi, Hỷ, Xả ___________ Bút danh:...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Mẹ bảo: - Khi đi phải nhấc chân lên khỏi mặt đất, không kéo dép lẹt xẹt, mới là người THANH TAO. - Khi nhai phải từ tốn, môi khép vào, không được chóp chép, không được húp sùm sụp, mới là người LỊCH SỰ. - Khi gắp thức ăn, không được xới tung lên chọn miếng mình thích, không được gắp miếng này lên bỏ xuống lại chọn miếng khác, mới là người BIẾT ĐIỀU và NHƯỜNG NHỊN - Khi quét nhà phải quét sạch cả trên, dưới, trong,ngoài, mới là người CẨN THẬN, biết nhìn toàn cảnh chứ không cắm mặt biết mỗi lối đi. - Khi quét sân, phải quét luôn đường đi trước cửa nhà mình và tiện tay quét luôn cho nhà hàng xóm để tất cả cùng sạch mới là người CÓ TRÁCH NHIỆM với cộng đồng. - Khi làm lỗi phải biết dũng cảm nhận lỗi, xin lỗi, sửa chữa mới là người biết HƯỚNG THIỆN. - Khi chưa biết phải hỏi, khi dốt phải học, không được dấu dốt, và lắng nghe khi người khác chỉ dạy, mới là người KHÔN NGOAN và HIỂU BIẾT. - Khi thấy người ta không biết thì phải chỉ dạy mới là người ĐÀNG HOÀNG - Khi thấy người ăn xin, cơ ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
VÌ SAO PHẢI THƯƠNG VỢ ? Bố bảo nhìn vào chiếc giường là biết cuộc sống vợ chồng có hạnh phúc hay không. Dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, đừng mang chăn gối ra sofa ngủ, cũng đừng quay lưng vào người vợ của con. Hãy ôm cô ấy vào bờ vai và khuôn ngực nóng hổi của con. Tất cả sẽ qua đi, chỉ tình yêu còn lại. Bố bảo lúc giận có thể cãi nhau nhưng đừng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cãi nhau không có nghĩa con dùng những lời lẽ xúc phạm dành cho người mà con sẽ đầu gối tay ấp cả cuộc đời. Cãi nhau có nghĩa là nói hết những gì trong lòng để hai vợ chồng hiểu, thông cảm cho nhau, xóa đi hết mỏi hiểu lầm. Bản thân con còn chẳng hiểu được con, thế nên đừng mong người khác phải hiểu khi con cứ giữ trong lòng. Bố bảo cãi nhau với phụ nữ thì đừng có nói nhiều, chỉ cần nói vừa đủ. Độ khuếch tán âm thanh của đàn ông chẳng bao giờ bằng phụ nữ. Một người vợ chân chính sẽ đủ tinh tế để biết khi nào cần nói, lúc nào nên im lặng ngay cả trong khi nóng giận nhất. Bố bảo dù ở ngoài xã hội, con có là ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Cuộc sống vốn có muôn hình vạn trạng Người thế gian cũng dăm bảy kiểu người Đâu phải ai cũng thật thà ngay thẳng Phàm việc gì cũng phân rõ mười mươi. Người mở miệng nói toàn lời nhân nghĩa Nhưng lòng luôn toan tính lắm gian tà Người lương thiện âm thầm làm việc thiện Dẫu nhọc nhằn vẫn chẳng nỡ kêu ca. Lúc còn khoẻ thì coi thường sức khoẻ Khi giàu sang lại quên thuở cơ hàn Đương quyền chức thì giương oai diễu võ Thất thế rồi thì cơ nghiệp cũng tan. Thân cát bụi lại trở về cát bụi Đến tay không đi cũng chẳng mang gì Ai rồi cũng sẽ có phần người đó Thì cớ gì phải soi mói sân si. Giàu cũng chỉ một ngày ăn ba bữa Đêm năm canh chưa chắc ngủ ngon lành Giường cũng chỉ ngủ một mình một chỗ Khổ là vì lo mua bán lợi danh. Ai cũng bảo: cuộc đời là quán trọ Lại có câu: cuộc sống quá vô thường Vậy hà tất phải nhọc lòng toan tính Thương được rồi thì cứ thế mà thương. Ta khờ dại ta sống đời bình lặng Chẳng ganh đua không so sánh phân bì...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
MẸ LÀ AI? Mẹ, là người đàn bà thích nói nhiều đến nỗi mà chúng ta bực mình rồi sẵn sàng đáp lại những ngôn từ khó nghe, thậm chí vô phép để rồi bà lẳng lặng quay đi như người mang tội ấy. Mẹ, là người đàn bà mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn vằn mắt, hắng giọng lên mà cáu bẳn, gắt gỏng hay to tiếng với bà ấy để thỏa cơn bực dọc của mình ấy. Mẹ, là người đàn bà cứ lặng lẽ bếp núc hàng ngày cho chúng ta ăn những bữa cơm mà lắm khi chúng ta còn chê ỏng chê eo, khó chịu bỏ đũa, quẳng bát chẳng ăn lấy vài miếng ấy. Mẹ, là người đàn bà mà chúng ta đi học vẫn nhắc bà đến tháng phải nộp tiền học phí, tiền ăn, tiền phòng trọ, tiền sinh nhật đứa bạn lớp bên hay quà tặng người yêu vừa mới quen tháng trước mà đã thấy ngọt ngào thắm thiết quá đỗi ấy. Mẹ, là người mà căn dặn đủ điều, dặn đi dặn lại mấy thứ vặt vãnh mà ta cho là biết hết rồi trước khi rời khỏi nhà, và cũng là người lặng lẽ nhìn nước mắt hay bộ mặt đau đớn, buồn tủi của chúng ta khi trở về với những lỗi lầm ấy. Mẹ, là người mà có gì ...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
IM LẶNG. Nói, thì ai nói cũng được, nhưng đôi khi cần biết Im Lặng, thì điều đó với đa số lại là điều rất khó. Bởi vì ai cũng cho rằng, Im Lặng là nhu nhược, là hèn nhát, là nhục...! Nhưng thực tế, người biết Im Lặng mới là người chế ngự: - Im Lặng, khi lời nói của ta không còn ý nghĩa gì với họ nữa. - Im Lặng, khi lời nói của ta chỉ làm mọi việc thêm tồi tệ. - Im Lặng, ta sẽ chứng minh cho đối tác nhận ra, ta không dễ bị tác động bởi những lời nói không chân thành. - Im Lặng, khi ta cần hỏi lại trái tim mình. - Im Lặng, khi ta muốn nhắc đối tác suy nghĩ cân nhắc. - Im Lặng, khi ta không cần người vô ý nghĩa xen vào. - Im Lặng, khi ta muốn giữ tình bạn, tình yêu, tình thân... - Im Lặng, khi ta đã cạn lời với họ. - Im Lặng, cho ta biết đối tác thật sự cần ta không? - Im Lặng, khi ta muốn nghe và hiểu rõ một người. - Im Lặng, khi ta muốn tìm lại sự bình an cho tâm hồn. - Im Lặng, khi ta muốn k...
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
HÃY HIẾU THẢO VỚI CHA MẸ - RUỘNG PHƯỚC NHẤT TRÊN ĐỜI! Nếu bạn không hiếu thảo với cha mẹ mà giả vờ học Phật, làm việc thiện và tạo đủ mọi công đức, thì bạn đang lừa dối chính mình và người khác. Thời thế đã thay đổi, gió Tây thổi sang Đông, người Á Đông xưa kia hiếm khi thấy ba thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Hơn nữa, con người hiện đại coi trọng sự tự do, không thích sống cùng cha mẹ, vì cha mẹ quá quan tâm nên trở thành gánh nặng tinh thần cho con cái, dẫn đến ngày càng có nhiều người già cô đơn trong xã hội, không có ai chăm lo cuộc sống và bệnh tật của họ. Một số người sống với cha mẹ bị ốm đau kinh niên, con cái bất hiếu vì cha mẹ nằm liệt giường lâu ngày. Tệ hơn nữa, khi một số người nếu không thuận theo ý mình, họ liền ngỗ nghịch cha mẹ, la mắng, giết hại, vi phạm luân lí và gây tạo nhiều tội ác. Trên đời làm người hung bạo, bất hiếu với cha mẹ, bắt nạt hãm hại người lương thiện, bất kính trưởng bối, thường mắc bệnh tật, phiền phức, ác nghiệp, tai họa, lại đi khắp...