TỰ NHẬN THỨC VÀ SỬA ĐỔI BẢN THÂN THẾ NÀO CHO TỐT, TẠI SAO NÊN GIẤU ĐI SAI LẦM?Sửa đổi bản thân sao cho khôn ngoan.Một trong những bậc thầy marketing vĩ đại nhất của thế giới là ông Kennedy. Ông ấy từng nói một câu, đấy là “Bạn sẽ có lòng dũng cảm khi bạn thừa nhận thiếu sót của mình. Và việc thừa nhận thiếu sót trong sản phẩm dịch vụ của mình, chính là sức mạnh của bạn”Câu này có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa, đây là kinh nghiệm của một người bán hàng lâu năm. Đấy là nếu như bạn thật sự nhìn ra được nhược điểm của mình, bạn thừa nhận nó, mà như ý của Kennedy là bạn phải thừa nhận nó một cách chủ động, một cách tự nguyện, và một cách lập tứcBạn nhớ những tiêu chí này nhé: - thứ nhất là chủ động – tức là bạn không nên chờ bị chỉ ra nhược điểm của mình thì bạn mới nhìn nhận nó- thứ hai là phải tự nguyện – tức là đừng để người ta ép bạn- thứ ba là phải lập tức – tức là ngay khi bạn thấy nóKennedy cho rằng khi bạn làm điều đấy đối với khách hàng, dịch vụ, hoặc với tư cách là một cá nhân và một công ty thì bạn sẽ chỉ mạnh mẽ hơn thôi, bởi vì lòng can đảm và sự dũng cảm của một người bán hàng, của một người làm marketing, của một doanh nghiệp như vậy sẽ khiến cho họ liên tục phát triển. Và chỉ một người như vậy mới khiến có sự chân thành, không tự hạ thấp bản thân, và cũng nhìn ra được thế mạnh – ưu – nhược của mình (cái này bên Tây quan trọng lắm!)Còn đối với một tư duy phương Đông và với kinh nghiệm của tôi, thì tôi có một lời khuyên cho bạn, đấy là: Đúng, bạn phải lập tức, bạn phải chủ động, và bạn phải tự nguyện nhìn ra những nhược cđiểm, nhưng bạn nên giữ nó ở trong lòng. Tức là bạn nên nhìn thấy nó ở ngay bên trong mình, và bạn phải sửa nó với tư cách là chính mình thay vì phải tham khảo ý kiến người khác. Bạn phải tự nhìn ra và sửa, đấy là điều hệ trọngThế nhưng, khi mà bộc lộ ra ngoài thì bạn không nên bộc lộ những sai lầm, khuyết điểm của mình một cách quá thẳng thắn. Bởi vì, tất nhiên, người ta thích sự thẳng thắn, nhưng người ta thích sự thẳng thắn của người khác, và khi mà bạn cố gắng thẳng thắn thì bạn cũng rất là dễ rơi vào một trạng thái tiêu cực khác, đấy là bị chê cười, bị hạ nhục, bị châm biếm, bị bêu riếu, và có thể ảnh hưởng đến uy tín của bạnHãy sửa nhanh nhất có thể nhưng không nhất thiết là phải công khai nóĐiều này rất tinh tế. Lòng can đảm để thừa nhận những sai lầm của mình, sức mạnh để sửa đổi nó, nhưng mà phải có đủ lí trí và sự khôn ngoan để mà giấu nó đi một chút trong thực tạiNgười mà biết giấu, biết giữ và biết thay đổi, người đấy là người có lí trí rất là vững mạnhTất nhiên, bạn có thể cảm thấy là, “Ủa, đã giấu rồi còn gì tốt”. Thế nhưng thực ra, phải biết giấu. Người biết giấu khuyết điểm của mình trong khi vẫn sửa nó thì mới có thể giúp người khác sửa khuyết điểm của mình. Đây là trọng điểm của vấn đề nàyVạn sự tại tâm thôi, cố lên bạn nhé!...NHÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ - Lê Thị Hòa BìnhL/hệ: zalo 0908636266, phone(viber) 6393174930Email: belindale2018@gmail.com 💥💥Chuyên trị liệu tâm lý hôn nhân gia đình và các mối quan hệ, giải quyết mọi gút mắc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này